ch3cooh ra ch3coona

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O được Pgdphurieng.edu.vn biên soạn là phản ứng thể hiện tính chất hóa học của axit axetic là axit yếu có thể tác dụng với bazo NaOH. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh viết và cân bằng chính xác phản ứng CH3COOH tác dụng với NaOH. Từ đó dễ dàng làm các dạng câu hỏi, bài tập cũng như hoàn thành tốt các dạng bài liên quan.

1. Phương trình phản ứng Axit axetic NaOH

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

2. Điều kiện để phản ứng CH3COOH ra CH3COONa

Bạn đang xem: ch3cooh ra ch3coona

Phản ứng xảy ra ngay điều kiện thường.

3. Tính chất hóa học của axit axetic

Axit axetic CH3COOH (etanoic) là một axit hữu cơ, mạnh hơn axit cacbonic. Nó được tào thành bằng việc liên kết nhóm methyl CH3 với cacboxyl COOH.

Phản ứng thế halogen vào gốc hydrocacbon ( 90 – 100oC):

Cl2 + CH3COOH → ClCH2COOH + HCl

Tác dụng với axetylen (xúc tác thủy ngân, nhiệt độ 70 – 80oC) thành etyl diaxetat:

C2H2 + 2CH3COOH → CH3CH(OCOCH3)2

Tác dụng với amoniac tạo thành amid:

NH3 + CH3COOH → NH3CH3COOHNH4

Phản ứng decacboxyl hóa thành axeton (Xúc tác mangan oxit, nhiệt độ):

C2H2 + CH3COOH → CH2CHOCOCH3

4. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau?

A. Axit axetic là chất lỏng, không màu, vị chua, tan vô hạn trong nước.

B. Axit axetic là nguyên liệu để điều chế dược phẩm, phẩm nhuộm, chất dẻo và tơ nhân tạo.

C. Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ từ 2 đến 5%.

D. Bằng cách oxi hóa etan với chất xúc tác thích hợp người ta thu được axit axetic

Đáp Án Chi Tiết
Đáp án D

Câu 2. Đun nóng este HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH sản phẩm thu được là

A. CH3COONa và CH3OH.

B. HCOONa và CH3OH.

C. CH3COONa và C2H5OH.

D. HCOONa và C2H5OH.

Đáp Án Chi Tiết
Đáp án B Phương trình HCOOCH3 tác dụng NaOH

HCOOCH3 + NaOH → HCOONa + CH3OH

Vậy sau phản ứng thu được muối Natri format và Methanol

Câu 3. Dãy chất phản ứng với axit axetic là

A. ZnO, Cu, Na2CO3, KOH

B. ZnO, Fe, Na2CO3, Ag

C. SO2, Na2CO3, Fe, KOH

D. ZnO, Na2CO3, Fe, KOH

Đáp Án Chi Tiết
Đáp án D 2CH3COOH + ZnO → (CH3COO)2Zn + H2O

2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + H2O + CO2

2Fe + 6CH3COOH → 2Fe(CH3COO)3 + 3H2

CH3COOH + KOH → CH3COOK + H2O

Câu 4. Phương pháp được xem là hiện đại để điều chế axit axetic là:

A. Tổng hợp từ CH3OH và CO

B. Phương pháp oxi hóa CH3CHO

C. Phương pháp lên men giấm từ ancol etylic

D. Điều chế từ muối axetat

Đáp Án Chi Tiết
Đáp án A Trong công nghiệp, axit axetic có thể được điều chế theo phương án A, B và C. Tuy nhiên phương pháp đi từ metanol cho giá thành thấp nhất do CH4 có sẵn trong khí thiên nhiên và khí dầu mỏ:

CH3OH + CO → CH3COOH

Câu 5. Vì sao nhiệt độ sôi của axit thường cao hơn ancol tương ứng?

A. Vì ancol không có liên kết hidro, axit có liên kết hidro

B. Vì liên kết hidro của axit bền hơn của ancol

C. Vì khối lượng phân tử của axit lớn hơn

D. Vì axit có 2 nguyên tử oxi

Đáp Án Chi Tiết
Đáp án B

Câu 6. Hòa tan hoàn toàn 12 gam CuO vào dung dịch CH3COOH 10% . Khối lượng dung dịch CH3COOH cần dùng là

A. 360 gam

B. 180 gam

C. 340 gam

D. 120 gam

Đáp Án Chi Tiết
Đáp án B Số mol của đồng oxit bằng:

nCuO = 12/80 = 0,15 mol

Phương trình phản ứng

2CH3COOH + CuO → (CH3COO)2Cu + H2O

0,3                0,15 mol

Khối lượng axit axetic có trong dung dịch là: maxit = 0,3.60 = 18 gam.

Khối lượng dung dịch axit axetic là: mdd = 18.100%/10% = 180 gam

Câu 7. Có 3 chất hữu cơ có công thức phân tử C6H6, C2H4O2, C2H6O được kí hiệu ngẫu nhiên là A, B và C. Biết:

Chất A và B tác dụng với K.

Chất C không tan trong nước.

Chất A phản ứng được với Na2CO3.

Vậy A, B, C lần lượt có công thức phân tử là

A. C2H6O, C6H6, C2H4O2.

B. C2H4O2, C2H6O, C6H6.

C. C2H6O, C2H4O2, C6H6.

D. C2H4O2, C6H6, C2H6O.

Đáp Án Chi Tiết
Đáp án D Chất C vừa tác dụng với Na, vừa tác dụng với Na2CO3 => trong phân tử có nhóm –COOH

=> C là C2H4O2

Chất A tác dụng được với Na => trong phân tử có nhóm –OH => A là C2H5OH hay C2H6O

Chất B không tan trong nước, không phản ứng với Na và Na2CO3 => B là etilen: CH2=CH2

Câu 8. Cho m gam axit CH3COOH tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 2M . Sau phản ứng thu được dung dịch Y. Tính giá trị của m?

A. 6 gam

Xem thêm: trong thiên nhiên cây tre có thể sinh sản bằng

B. 12 gam

C. 18 gam

D. 24 gam

Đáp Án Chi Tiết
Đáp án D Phương trình hóa học

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

0,4 → 0,4

=> m = 0,4 . 69 =  24 gam

Câu 9. Cho m gam hỗn hợp X gồm CH3COOH và CH3COOC2H5 tác dụng với dung dịch NaOH 1M thì vừa hết 300ml. Tách lấy toàn bộ lượng rượu etylic tạo ra rồi cho tác dụng với Na thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Tính khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp trên.

A. 6 gam; 17,6 gam

B. 12 gam; 35,2 gam

C. 3 gam; 8,8 gam

D. 8 gam; 23,5 gam

Đáp Án Chi Tiết
Đáp án A Gọi số mol CH3COOH là x

số mol CH3COOC2H5 là y.

Phương trình hoá học

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

x mol →  x mol

CH3COOC2H5+ NaOH → CH3COONa + C2H5OH

y mol →  y mol

Số mol NaOH phản ứng là : x + y = 300/1000×1 = 0,3 (mol)

Phương trình hoá học của phản ứng giữa rượu etylic với Na :

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

y → y/2

Ta có y/2=2,24/22,4 = 0,1→ y = 0,2 (mol)

Thay y = 0,2 vào phương trình x + y = 0,3, ta có :

x = 0,3 – 0,2 = 0,1 (mol).

Vậy khối lượng axit axetic là: 60 . 0,1 = 6 (gam).

Khối lượng etyl axetat là: 88 x 0,2 = 17,6 (gam).

Câu 10. Phát biểu nào sau đây sai:

A. Axit axetic là chất lỏng không màu, vị chua tan vô hạn trong nước.

B. Axit axetic là nguyên liệu để điều chế dược phẩm, phẩm nhuộm, chất dẻo, tơ nhân tạo.

C. Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ từ 5 đến 7%

D. Bằng cách oxi hóa butan với chất xúc tác thích hợp người ta thu được axit axteic.

Đáp Án Chi Tiết
Đáp án C

Câu 11. Đun nóng axit axetic với rượu etylic có axit sunfuric làm xúc tác thì người ta thu được một chất lỏng không màu, mùi thơm, không tan trong nước và nổi trên mặt nước. Sản phẩm đó là

A. metyl clorua.

B. natri axetat.

C. etyl axetat.

D. etilen

Đáp Án Chi Tiết
Đáp án C Phương trình hóa học:

CH3COOH + C2H5-OH ,⇄ CH3COOC2H5 + H2O (điều kiện, nhiệt độ, môi trường axit)

=> sản phẩm thu được là: etyl axetat

Câu 12. Axit axetic có thể làm quỳ tím chuyển sang màu hồng, tác dụng với bazơ, oxit bazơ, kim loại trước H và với muối, bởi vì trong phân tử có chứa

A. nguyên tử O.

B. 3 nguyên tử C, H, O.

C. nhóm –CH3

D. có nhóm –COOH

Đáp Án Chi Tiết
Đáp án D Axit axetic có thể làm quỳ tím chuyển sang màu hồng, tác dụng với bazơ, oxit bazơ, kim loại trước H và với muối, bởi vì trong phân tử có chứa nhóm –COOH.

Câu 13. Cho các nhận định sau:

(a) Axit axetic có khả năng phản ứng được với ancol metylic, metylamin và Mg kim loại.

(b) Độ pH của glyxin nhỏ hơn đimetylamin.

(c) Dung dịch metylamin và axit glutamic đều làm hồng dung dịch phenoltalein.

(d) CH5N có số đồng phân cấu tạo nhiều hơn CH4O.

Số nhận định đúng là

A. 1.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

Đáp Án Chi Tiết
Đáp án D Chọn đáp án D

(a) Đúng Phương trình phản ứng

CH3COOH + CH3OH (xt: H2SO4 đặc, to) ⇄ CH3COOCH3 + H2O

CH3COOH + CH3NH2 → CH3COOH3NCH3

2CH3COOH + Mg → (CH3COO)2Mg + H2

(b) Đúng vì Glyxin có pH = 7 và metylamin có pH > 7.

(c) Sai vì Glu có pH < 7 nên không làm đổi màu phenolphtalein.

(d) Sai vì đều có 1 đồng phân cấu tạo (CH3NH2 và CH3OH).

⇒ (a) và (b ) đúng

Câu 14. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về axit fomic và axit axetic ?

A. Hai axit trên đều tác dụng với Mg, Na2CO3, CuO, dung dịch AgNO3/NH3.

B. Tính axit của axit fomic mạnh hơn axit axetic. Axit fomic tác dụng với Cu(OH)2/NaOH, đun nóng tạo ra Cu2O, còn axit axetic không có phản ứng này.

C. Hai axit trên đều được điều chế từ CH4 qua một phản ứng.

D. Nhiệt độ sôi của axit fomic cao hơn nhiệt độ sôi của axit axetic.

Xem thêm: phong trào cần vương diễn ra sôi nổi nhất ở đâu

Đáp Án Chi Tiết
Đáp án B Tính axit của axit fomic mạnh hơn axit axetic. Axit fomic tác dụng với Cu(OH)2/NaOH, đun nóng tạo ra Cu2O, còn axit axetic không có phản ứng này.